Bộ đàm (máy bộ đàm) là một thiết bị cầm tay di động hoặc trạm liên lạc cố định, trạm di động thu và phát hai chiều bằng sóng vô tuyến chủ yếu theo các băng tần MF, HF, UHF, VHF…Một chiếc bộ đàm có thiết kế giống như một điện thoại di động, với một loa tích hợp vào một đầu và một microphone ở đầu kia và một ăng ten gắn trên đỉnh của thiết bị.
Để nói chuyện phải áp thiết bị sát mặt hoặc đeo tai nghe chuyên dụng.Một bộ đàm có thể liên lạc với một hoăc nhiều bộ đàm cầm tay khác có sử dụng một kênh phát thanh duy nhất, nó cho phép một người nói và nhiều người nghe cùng một lúc nếu để ở chế độ cùng một kênh liên lạc.
Bộ thu phát bình thường để ở chế độ nhận; khi người dùng muốn nói chuyện sẽ nhấn một nút "push-to-talk" (PTT) để tắt máy thu và bật máy phát lên.
Máy bộ đàm được sử dụng rộng rãi trong mọi nhu cầu nơi liên lạc vô tuyến di động với khoảng cách nhất định: Liên lạc trong quân đội, liên lạc trong giao thông, liên lạc trong khu cảng biển, liên lạc trong khu công nghiệp, nhà máy, nhà hàng, điều hành khu vui chơi giải trí...
Phân loại theo công nghệ:
Bộ đàm sử dụng công nghệ Analog (tín hiệu tương tự): Là dạng tín hiệu được biểu diện dưới dạng đò thị hình sin.Tín hiệu Analog bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân, như vật cản trên đường đi, các tín hiệu khác làm biến dạng. Những ví dụ điển hình nhất là tín hiệu của âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ…Chúng truyền đều trong môi trường, nhưng có cường độ sẽ bị giảm dần theo thời gian và khoảng cách.
Bộ đàm sử dụng công nghệ Digital (tín hiệu số) : Là loại tín hiệu rời rạc theo thời gian, được biểu diễn dưới dạng các con số nhị phân 0 và 1, tín hiệu Digital không tồn tại dưới mọi hình thức nào có sẵn trong tự nhiên. Do được sinh ra bởi công nghệ số, nên việc hiệu chỉnh tần số là rất dễ dàng, như việc vặn nút để tăng cường độ chiếu sáng, hiệu chỉnh âm thanh to nhỏ…Mọi thao tác và xử lý trên tín hiệu Digital luôn chính xác, dứt khoát và hết sức linh hoạt cùng với chất lượng âm thanh được cải thiện hơn so với bộ đàm tín hiệu Analog.

Phân loại theo tính năng sử dụng:
Bộ đàm cầm tay: là loại mà bạn có thể cầm trong tay và di chuyển khi đang sử dụng, bộ đàm cầm tay thường có công suất không quá 6W và dùng pin sạc được.
Bộ đàm lưu động: được lắp trên các phương tiện lưu động như taxi, xe tải, tàu thuyền… Thường có công suất 25W hay 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Có ăng ten thường lắp trên nóc xe/ tàu và dùng nguồn điện bình ắc quy.
Bộ đàm trạm cố định: Thường lắp ở các trạm điều hành, có công suất phát từ 40W trở lên và có ăng ten lắp trên cột cao. Một dạng máy trạm đặc biệt là bộ lặp (repeater) giúp tăng cự ly liên lạc cho các máy bộ đàm cầm tay và cả lưu động, trạm cố định.